Tính chu kỳ trong thị trường tài chính

    Thị trường tài chính

    Chào mừng các bạn đã đến với FIC Channel
    Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chu kì của thị trường tài chính. Và liệu rằng trader có kiếm được tiền dựa trên niềm tin này hay không.
    Vậy thị trường tài chính có tồn tại tính chu kì hay không?
    Chu kì là khoảng thời gian lập lại 2 lần liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay hay một chu trình.
    Trong thị trường tài chính, tính chu kỳ thường được ví dụ như là việc giá tăng hay giảm trong một khoản thời gian nhất định, và tiếp tục vận động hay đảo chiều trong một khoản thời gian nhất định.
    Về lý thuyết thì chu kỳ có tồn tại trên thị trường. Ví dụ như sự thay đổi theo mùa có thể tác động đến sản lượng nông sản. Điều này có thể gián tiếp tác động đến thị trường nông nghiệp.
    Thị trường forex thì chu kỳ có thể vận động theo quy luật tăng giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.
    Việc tăng lãi suất có thể tăng giá đồng tiền, trong khi thắt chặt lãi suất có thể làm hạ giá đồng đó trên thị trường.
    Nhưng các yếu tố chu kỳ thường được ứng dụng trên phân tích cơ bản, còn phân tích kỹ thuật thì vấn đề hoàn toàn khác.
    Trader có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ tính chu kỳ hay không? Đây là câu hỏi rất khó để trả lời. theo mình thì tính chu kỳ là có thật trên thị trường, nhưng trader rất khó để kiếm lợi nhuận từ nó.
    Trader là những người giao dịch ngắn hạn, dù bạn có giao dịch theo Chart daily thì vẫn tính đó là ngắn hạn, nếu so với người phân tích cơ bản, hoạt động của các trader phụ thuộc vào các biểu đồ giá. Nhưng chu kỳ của biểu đồ giá rất khó để xác định.
    Các chu kỳ trên biểu đồ thường là sự đan xen trên khung thời gian. Ví dụ bạn xét một chu kỳ trên khung thời gian ngắn hạn và một chu kỳ trên khung thời gian dài hạn. Chỉ có 2 chu kỳ đan xen, nó rất có khả năng tạo ra rất nhiều các biến số mà bạn sẽ thấy trên thị trường chúng sẽ di chuyển rất hỗn loạn.
    Những chiến dịch chính để giao dịch thường dùng các mô hình sóng như Gant hay Elliott, thường có xác suất thắng thấp bởi vì không có những cơn sóng mang tính chất chủ quan, mà chúng còn tồn tại trong nhiều khung thời gian khác, nên dẫn đến rất nhiều biến số trong quá trình phân tích.
    Có lẽ đây là lý do mà cùng một trader dùng phương pháp định sóng nhưng mỗi người lại có kiểu phân tích khác nhau.
    Tóm lại thì có thể lập luận rằng chu kỳ tồn tại trên thị trường tài chính chủ yếu từ phân tích cơ bản, nên mình nghĩ phân tích kỹ thuật rất khó để áp dụng vào cách tính chu kỳ.
    Nếu bạn muốn áp dụng tính chu kỳ để kiếm lợi nhuận, bạn nên nghiêm cứu sâu các phân tích cơ bản, ví dụ như các yếu tố tác động lâu dài đến thị trường như là lãi suất, các yếu tố chính trị,…
    Nhưng lúc này bạn không nên tự gọi mình là trader vì bạn phải giao dịch trong dài hạn và công cụ của bạn không phụ thuộc vào quá nhiều chart.
    Vừa rồi là những trao đổi của mình, các bạn hãy tham khảo nhé. Hy vọng qua video trên các bạn sẽ rút ra được đâu là hướng đi tốt cho mình.
    Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.

    #t#iacute#nh#chu##trong##trường#agrave#ch

    0 Comments and 0 replies
arrow_drop_up